Thứ Ba, 16 tháng 10, 2007

Trường Khiếm Thị

[English Version][Vietnamese Version]


Cách đây vài tuần, khi tôi ở Việt Nam, chị Liên, người làm việc cho tổ chức giúp đỡ người Việt Nam (VNHELP) đã hỏi, nếu tôi muốn đi cùng chị đến thăm trường học khiếm thị ở Sài gòn thì chị sẽ đến chở tôi đi. Trường gần văn phòng làm việc của tôi. Lúc đầu tôi hơi do dự vì lúc đó đang trong giờ làm việc, nhưng tôi cũng muốn được giúp đỡ nên đã đồng ý đi cùng chị. Tôi có thể nói rằng chị Liên rất đam mê về những việc làm của chị.



Khoảng 4giờ chị đến chỗ tôi và chúng tôi cùng đến trường Nguyễn Đình Chiểu ở quận 10, nơi đó cũng gần văn phòng tôi. Chúng tôi được thầy hiệu trưởng trường tiếp đón. Chị Liên giới thiệu tôi là một người làm tù thiện, từ Mỹ đến thăm trường. Điều đó dường như lạ với tôi, bởi vì tôi đã cảm nhận như thể tôi là người quan trọng, giàu có để ban phát. Khi ở Mỹ, tôi luôn cảm thấy tôi là 1 người bình thường nhưng ở Việt Nam có nhiều trường hợp tôi đã được đánh giá là người có địa vị.



Thầy Hiêu Trưởng thân mật mời chúng tôi uống trà. Thầy cho biết, điều kiện của các em khác biệt rất rõ ràng. Có một số em sinh ra đã bị mù. Các em không nhìn thấy và đang học chữ nỗi. Cũng có những em lớn lên mới bị mù, lúc nhỏ các em nhìn thấy, bệnh sốt rét hay môt số căn bệnh đã gây cho các em bị mất tầm nhìn. Một số em đã bị mờ mắt, nhìn không rõ mọi vật xung quanh, các em bị suy yếu về mắt do đó được đưa đến trường mù. Sự mù lòa làm các em gặp bất lợi về tâm lý và tinh thần. Điều này có thể do những ảnh hưởng bẩm sinh, hoặc điều kiện xã hội, hoặc những tổn hại thần kinh. Các em này lần đầu tiên đến trường không muốn tiếp xúc với ai, ông giải thích là các em thích sống ẩn dật. Nhiều em bị suy nhược cơ bắp vì các em không đi bộ ra ngòai nhiều.


Ông giải thích sự khó khăn trong việc giảng dạy các em đọc. Trong quá khứ, họ đã từng buộc tất cả các em học chữ nỗi. Ngay cả các em còn thấy mờ mờ cũng bị ép học. Họ thậm chí phải hành động rất cực đoan về việc bịt mắt các em để các em tập sử dụng những ngón tay của mình đọc chữ. Bây giờ những suy nghĩ của trường đã tiến triễn. Đối với các em còn nhìn thấy, được giới thiệu những quyển sách có cả phần in và chữ nỗi. Sau đó các em sẽ chọn và hướng về phần mà các em thành thạo nhất. Suy nghĩ mới đó là trường sẽ giúp phát triễn những khả năng tự nhiên của các em và dạy các em vươn tới mọi khả năng tiềm tàng của mình.


Chúng tôi được giới thiệu với một vài em nhỏ khi đi xuống đại sảnh. Tất cả các em đều chào hỏi rất lễ phép. Các em không dùng gậy khi đi lại ttrong sảnh này mà chỉ “cảm” những bức tường xung quanh. Có lẽ các em đã quá quen thuộc với sơ đồ của trường vì thế chỉ cần dung tay để định hình những lối đi xung quanh mình.


Chúng tôi cũng thấy một em sinh viên đang sử dụng máy tính xách tay, trên màn hình xuất hiên một chương trình giám thính. Cậu có một phần mềm trên IBM ThinkPad có thể chuyển ngữ bằng giọng nói và có những cách vận hành khác có thể giúp cậu thực hiện chức năng với chiếc máy tính của mình. Máy tính xách tay được xem là một công cụ yêu thích vì các em có thể mang theo khi tham gia vào các lớp học bên ngoài trường khiếm thị. Những chiếc máy tính có thể di chuyển được cho phép các em đến được những điểm mà nơi đó các em có thể tham gia lớp học cùng với các bạn có thị giác bình thường.


Sau đó chúng tôi được đưa đến phòng in ấn nơi đặt chiếc máy in brail đặc biệt do VNHELP tặng. Chiếc máy in hoạt động như trên giấy bình thường nhưng bằng những hình khối đậm nét hơn một chút. Những nét hằn trên giấy sẽ được các em đọc thành những từ. Cái máy đang in ra rất nhiều sách, tôi đoán chừng đó là những cuốn sách được các em dùng trong lớp học.


Phòng lab máy tính cũng là một nơi thú vị. Rất nhiều học sinh “đóng đô” trong khu vực này, một vài em đang lướt web, nghe nhạc, vài em khác thì học chữ, làm bài tập hay làm nhũng đồ án trên những phần mềm đặc biệt. Có nhũng phần mềm khuyếch đại ký tự để các em thị lực kém có thể viết được chữ. Một số phần mềm khác lập trình từ ngữ thành câu nói. Những âm thanh ở đó nghe rất máy móc nhưng có thể có hiệu quả.

Hiển nhiên là, những kỹ thuật này có nhiều lợi ích cho khả năng học tập của các em. Nó xuất hiện là cửa ngõ hoặc công cụ để nối kết nhiều thông tin xã hội. Các em bị khiếm thị, nhưng các em cực kỳ sáng dạ, có khả năng nói lưu loát và thích ứng nhanh. Máy tính là những dụng cụ cho phép các em nối kết chứ không phải cách ly. Hai sinh viên trong phòng thí nghiệm máy tính đã gắn bó với nơi này từ khi chuẩn bị tốt nghiệp trung học. Các em đã tham gia vào đại học cùng với các bạn có thị giác bình thường. Đó là sự ngạc nhiên tuyệt vời.


Thầy hiệu trưởng vẫn có những điều mong muốn cho trường. Một trong số đó là những học bổng mà VNHELP đã xem xét. Ngoài ra tôi cũng biết họ còn cần nhu cầu về máy tính xách tay. Có nó sẽ có thêm nhiều lợi ích cho các em khi tham gia vào các lớp học bên ngoài trường khiếm thị. Máy tính là phương tiện cho phép các em làm điều này mà bằng cách khác không thể thực hiện được. Máy tính xách tay xuất hiện là một tiện nghi bởi vì chỉ nó có thể chia sẽ với các em.


Tôi nói với chị Liên rằng tôi sẽ kiểm tra lại ở trường tôi và bạn bè tôi ở Mỹ nếu có những chiếc máy xách tay cũ có thể chạy chương trình Windows và Word cùng với phần mềm khiếm thị có thể cài đặt, tôi sẽ mang chúng theo vào lần trở lại tới.


Khi chúng tôi chia tay tại văn phòng làm việc của tôi, lúc trưa nắng trên đường thì kẹt xe. Tôi có thể hiểu được sự khó khăn như thế nào đối với các em để tìm ra đường đến Sài Gòn với điều kiện như vậy. Tim tôi nặng trĩu nhưng có một sự bình thản và vui mừng nào đó là các em đã taọ ấn tượng cho tôi. Các em có một tinh thần có thể vượt qua hầu hết những khó khăn thử thách. Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé và mơ ước có được một tinh thần mạnh mẽ như các em.